Viêm đường hô hấp - một căn bệnh không thể coi thường

Viêm đường hô hấp - một căn bệnh quen thuộc thường xảy ra tại trẻ em và những người lớn tuổi, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết đây là bệnh lý nguy hiểm như thế nào. Vậy căn bệnh này có biểu hiện ra sao, hiện nay có những cách trị nào,… Tất cả những câu hỏi trên đây sẽ được giải đáp sau bài viết này.

1. Các thông tin cơ bản về viêm đường hô hấp

Tại Việt Nam theo các báo cáo, thống kệ hiện nay thì trung bình một đứa trẻ có sức đề kháng bình thường sẽ có thể mắc các bệnh về hô hấp từ 5 đến 7 lần trong một năm, nếu con bạn thuộc dạng yếu thì tỷ lệ mắc sẽ cao hơn. Thêm vào đó, phần lớn các trường hợp được đưa vào bệnh viện cấp cứu đều có chung nguyên do từ viêm phổi

Bởi vì sự lơ là và không cập nhật kiến thức đầy đủ của các phụ huynh đã vô tình kéo dài thời gian để căn bệnh biến chứng nặng hơn. Từ đó đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị, tốn nhiều công sức và chi phí vào người bệnh nếu không điều trị kịp thời.

1.1. Tổng quan

Đường hô hấp bao gồm các bộ phận cấu tạo thành như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Quá trình hô hấp diễn ra khi ta hít không khí từ bên ngoài môi trường và đi xuống phế quản tiếp tục đến phối là kết thúc. 

Khi bị viêm đường hô hấp chính là một hoặc nhiều bộ phận nào đó đã bị nhiễm trùng. Tùy vào từng bộ phận và chúng sẽ có cách điều trị và những tên gọi khác nhau. Lấy ví dụ như: viêm xoang, viêm hầu họng, viêm phế quản,…

Viêm đường hô hấp - căn bệnh dễ xuất hiện ở trẻ

Viêm đường hô hấp - căn bệnh dễ xuất hiện ở trẻ

1.2. Viêm đường hô hấp trên là gì?

Đường hô hấp trên có các cơ quan như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống này với chức năng cực kỳ quan trọng khi lấy không khí bên ngoài cơ thể và biến chứng thành năng lượng để làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi hoà tan tất cả vào trong đường phổi. Với căn bệnh này người bệnh sẽ gặp trình trạng nhiễm trùng và thường tái phát theo từng năm. Thông thường viêm hô hấp trên sẽ xuất hiện chủ yếu vào các mùa đông hoặc thời điểm hanh khô. Một số bệnh có thể gặp ở đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản,... 

1.3. Viêm đường hô hấp dưới là gì?

Đường hô hấp dưới có khí quản, phế quản, phổi. Tình trạng bệnh này có tên gọi tiếng anh là (Lower Respiratory Tract Infections - LRTI) sẽ có những ảnh hưởng nhất định với những vùng ngay dưới dây thanh quản. Trong đó biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi và viêm phế quản. Một số bệnh có thể gặp như viêm phổi, viêm phế quản,... 

Phân biệt viêm hô hấp trên và viêm hô hấp dưới

Phân biệt viêm hô hấp trên và viêm hô hấp dưới

2. Nguyên nhân bệnh

Các tác nhân do sự xâm lấn trực tiếp từ các loại virus hoặc vi khuẩn gây hại đến đường hô hấp của người bệnh. Nguyên nhân xảy ra trường hợp trên là do người bệnh có sự miễn dịch cơ thể không cao hoặc một số hàng rào vật lý nào đó hoạt động không tốt. Ví dụ như: lớp lông mũi và dịch nhầy với chức năng ngăn các virus tránh xâm nhập và gây bệnh nên nếu chúng không hoạt động tốt sẽ là một phần nguyên do của căn bệnh.

Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng giúp bảo vệ cơ thể, cụ thể hơn là hệ thống hô hấp khỏi các tác nhân xâm nhập của virus. Thông qua VA và admin của các tế bào chuyên biệt được sản xuất trong hạch bạch huyết mà có thể tấn công hoặc tiêu diệt các vi sinh vật với mục tiêu xâm nhập và phá hủy hệ hô hấp của con người.

Tuy nhiên, với các biến thể mới của vi khuẩn thì chúng đã có các chất độc để điều chỉnh nhằm chống phá các hàng rào của cơ thể. Lấy ví dụ như chúng sẽ biến đổi hình dạng, cấu trúc protein,… để tránh thoát sự phát hiện của hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta. 

Các tác nhân xấu này vượt qua hàng rào và gây bệnh trực tiếp cho đường hô hấp

Các tác nhân xấu này vượt qua hàng rào và gây bệnh trực tiếp cho đường hô hấp

3. Triệu chứng bệnh thường gặp 

Bệnh viêm đường hô hấp sẽ là biến chứng của các kết quả từ chất độc tiết ra bởi những virus gây bệnh kết hợp với sự suy giảm của hệ miễn dịch. Từ đó mà bạn có thể dễ dàng thấy được các triệu chứng đơn giản của căn bệnh này bao gồm:

  • Nghẹt mũi hoặc liên tục chảy nước mũi.

  • Tình trạng sốt triền miên.

  • Hắt hơi không ngừng.

  • Đau rát cuống họng (khi nuốt bất kỳ vật nào kể cả nước bọt).

  • Ho khan.

  • Mệt mỏi, đau nhức toàn cơ thể, không có sức sống.

Đặc biệt với các trường hợp đã bước sang tình trạng nhiễm trùng nặng thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm các biến chứng sau đây:

  • Ho liên miên có đờm trong cuống họng.

  • Sốt cao và trong tình trạng mê mang.

  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.

  • Khó thở hoặc thở khò khè.

  • Cảm thấy nặng ở đầu và đau tại lòng ngực.

Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 đến 14 ngày và nếu bệnh nhân thuộc trường hợp viêm thanh quản do virus sẽ gặp tình trạng khan tiếng hoặc mất tiếng hoàn toàn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ biến chuyển thành các bệnh nguy hiểm hơn như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

Thông thường bệnh viêm đường hô hấp sẽ có thể tự khỏi trong vòng hai tuần trở lại. Có thể thấy rằng đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần phải nghỉ học hoặc nghỉ lao động để có thể điều trị dứt hẳn.Nhưng bạn hãy lưu ý rằng không vì vậy mà có thể lơ là bởi nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không có sự thuyên giảm sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn rất nhiều.

Không nên coi thường mà lơ là với những triệu chứng được đề cập phía trên

Không nên coi thường mà lơ là với những triệu chứng được đề cập phía trên

4. Phương pháp điều trị

Mặc dù viêm đường hô hấp có thể tự cải thiện bệnh tình nhưng vẫn không ít các trường hợp người bệnh bị ngày càng nặng hơn thành những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi gặp các tình trạng trên các bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể được theo dõi và chẩn đoán kịp thời. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị, bao gồm: 

4.1. Điều trị viêm phế quản cấp

Đối với tình trạng này không có quá nhiều khó khăn trong việc chữa trị nhưng người bệnh cần kiêng một vài thứ như:

  • Không hút thuốc lá.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ ấm cho cơ thể.

  • Uống đủ nước từ 2 đến 3l mỗi ngày.

  • Bổ sung các khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

  • Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

4.2. Điều trị viêm phổi

Tùy theo mức độ và các triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải do các loại virus và vi khuẩn gây nên mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng biệt cho từng trường hợp. Khi người bệnh có dấu hiệu như khó thở, tím tái của biến chứng suy hô hấp cấp (ARDS) cần phải điều trị thở oxy. Cần đưa bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện.

Lượt xem: 114
Người đăng bài: Ban truyền thông
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 6 đánh giá